Một Số Hình Ảnh Thực Tế Hệ Thống Điện Mặt Trời 150KWp

 Việt Nam Solar sẽ tư vấn và khảo sát tận nơi, thuyết trình kỹ thuật và cung cấp toàn bộ số liệu chi tiết trước khi thi công lắp đặt

Phân Tích Dòng Tiền Của Hệ Thống Điện Mặt Trời 

1. Các tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống điện mặt trời hòa lưới

1.1. Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời

  • TCVN 7447-7-712-2015 (IEC 60364-7-712): Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Phần 7-712: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt – Hệ thống nguồn quang điện sử dụng năng lượng mặt trời (PV).
  • IEC 62548: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống NLMT

1.2. Tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt trong hạ áp

  • TCVN 7994-2009 (IEC 60439-1): Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 1: Tủ điện được thử nghiệm điển hình và tủ điện được thử nghiệm điển hình từng phần.
  • TCVN 6592-2-2009 (IEC 60947-2): Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp – Phần 2: Áptômát.
  • TCVN 4255-2008 (IEC 60529): Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài.

1.3. Tiêu chuẩn về hệ thống cáp dẫn điện

  • TCVN 9207-2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.
  • TCVN 9208-2012: Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp.

1.4. Tiêu chuẩn về hệ thống chống sét và hố tiếp địa

  • TCVN 9385-2012 (BS 6651:1999): Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
  • TCVN 9358-2012: Hệ thống tiếp địa.
  • TCVN 4756-1989: Quy phạm nối đất vỡ nối không các thiết bị điện.

1.5. Tiêu chuẩn về phòng cháy chửa cháy trong hệ thống điện mặt trời

  • TCVN 3890:2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
  • NĐ 79/2014/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

2. Giải pháp điện mặt trời nối lưới

2.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống 

  • Hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ nhận bức xạ mặt trời và chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện một chiều (DC) sẽ được bộ inverter hòa lưới chuyển hóa thành nguồn điện điện xoay chiều và hòa chung với nguồn điện lưới để cung cấp cho tải.
  • Bộ inverter hòa lưới có tích hợp bộ dò điểm công suất cực đại (MPPT) để tận dụng tối đa nguồn điện phát ra từ các tấm pin Ngoài ra, Bộ nverter hòa lưới còn có bộ dò dòng điện, điện áp và pha của lưới để đồng bộ điện mặt trời với nguồn điện lưới.
  • Hệ thống hoạt động theo 03 trường hợp như sau:
    • Trường hợp 1: Khi công suất hệ thống nhỏ hơn nhu cầu của tải thì điện lưới sẽ tự động bù vào để cung cấp cho tải.
    • Trường hợp 2: Khi trời nắng tốt và điện lưới bị cúp thì hệ thống cũng không hoạt động để đảm bảo an toàn (chức năng Islanding protect).
    • Trường hợp 3: Hệ thống chỉ hoạt động vào ban ngày (khi có ánh nắng mặt trời) nên khi ban đêm hệ thống sẽ ngủ đông và tự động khởi động trở lại vào buổi sáng hôm

2.2  Giải pháp truyền thông giám sát

Tất cả các dữ liệu phát điện và trạng thái hoạt động của hệ thống sẽ được thiết bị truyền thông COM100D chuyển đổi và truyền lên đám mây để lưu trữ theo từng ngày, từng tháng và từng năm.

Giải pháp truyền thông có thể giúp người vận hành giám sát hệ thống bằng điện thoại, máy tính, máy tính bảng…thông qua hệ thống internet.

Giải pháp truyền thông cũng sẽ giúp nhà cung cấp có thể hỗ trợ giám sát hệ thống để hỗ trợ cho khách hàng kịp thời.

3. Giải pháp lắp đặt hệ thống

3.1 Phân tích vi trí lắp đặt

Hình ảnh tổng thể toàn khu vực lắp đặt (Google Maps)

Khu vực dự kiến lắp các tấm pin NLMT có tọa độ 10.36592 độ vĩ Bắc, 105.44960 kinh độ Đông nên có lượng bức xạ hằng năm khá tốt khoảng 1,449 kWh/m2/năm và nhiệt độ trung bình khoảng 29 độ C

Biểu đồ bức xạ tại vị trí lắp hệ thống được thể hiện như hình bên dưới.

3.2 Phân tích mặt bằng mái

Mặt bằng mái có nhiều khu vực dự kiến lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời với các thông tin như sau:

Mặt bằng mái có tổng diện tích hơn 800 m2 mái hiện hữu tôn Kliplock. Độ nghiêng mái khoản 8%. Mặt bằng mái thích hợp cho việc lắp đặt hệ thống NLMT sử dụng kẹp Kliplock (không khoan)

3.3 Phân tích và lựa chọn tấm pin

Tấm pin Canadian Solar 665wp – CS7N-665MS là thế hệ pin năng lượng mặt trời chất lượng cao của Canadian Solar. Sản xuất năm 2023 và vừa ra mắt vào tháng 3.2023 tại thị trường Việt Nam chuyên dụng cho các dự án lớn:

– Giảm rủi ro các điểm nhiệt độ cao “Hot Spot” trên giàn pin.

– Độ suy giảm nhiệt độ thấp hơn so với các tấm pin thông thường.

– Công nghệ “Half-Cut Cell” giúp tấm pin hoạt động ngay trong tình trạng bị che bóng lên một nửa tấm pin theo chiều dọc, giảm tổn thất công suất trên tấm pin đến mức thấp nhất.
– Hiệu suất tấm pin đạt 21.4 %

– CHỨNG CHỈ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: IEC 61215 / IEC 61730 / CE / INMETRO / MCS / UKCA

CEC listed (US California) UL 61730 / IEC 61701 / IEC 62716 / IEC 60068-2-68/ UNI 9177 Reaction to

Fire: Class 1 / Take-e-way

3.4  Phương án bố trí pin

 Tổng kết:

Các tấm Pin sẽ được bố trí cách xa ống xả khí của các phòng sơn nhằm tránh bụi sơn bám lên bề mặt tấm pin. Chi tiết theo phụ lục bảng vẽ đính kèm.

Tổng số tấm pin lắp đặt tại Công Ty TNHH TOYOTA Cần Thơ_Chi Nhánh An Giang là 226 tấm pin Canadian Solar 665Wp tương ứng với 150.29 kWp, sử dụng 1 inverter Sungrow 110kW và 1 inverter Sungrow 50kw.

3.5  Giải pháp thi công rail nhôm trên mái tôn

Đối với mái tôn KLIPLOCK các tấm pin sẽ được đặt áp sát mái, sử dụng hệ Kẹp Kliplock chuyên dụng sẽ không làm ảnh hưởng đến kết cấu mái tôn, đồng thời hệ kẹp nhôm có trọng lượng nhẹ và không bị ăn mòn nên tuổi thọ giàn khung cao.

Các bộ phận của khung nhôm định hình:

                                                                                                                    Hình minh họa biện pháp thi công lắp pin trên tôn Kliplock

 

3.6 Phương án lắp đặt inverter và đường dây AC

Inverter được lắp đặt tại tầng trên cùng gần vị trí lắp các tấm Pin NLMT để giảm thiểu thất thoát điện năng do dây dẫn. Khu vực lắp inverter đã có mái che.

3.7  Yêu cầu về hạ tầng

Chủ Đầu Tư xem xét vị trí lắp đặt Inverter xem có phù hợp với công ty và cần dọn dẹp tại các vị trí tập kết vật tư gần các khu vực thi công, lắp đặt hệ thống.

Chủ đầu tư cần chuẩn bị router wifi có kết nối internet tại những vị trí lắp đặt inverter nhằm vận hành hệ thống giám sát.

Quá trình đấu nối cần ngắt điện của các xường có thể thực hiện vào thời điểm các xưởng không hoạt động như vào các ngày nghỉ (thường là chủ nhật) hoặc chủ đầu tư cần có phương án dự phòng khác để tránh ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của của nhà máy.

4. Cấu hình hệ thống

Từ việc phân tích mặt bằng mái và lựa chọn các dãy tấm pin cho phù hợp với bộ inverter thì ta có thể lên cấu hình hệ thống như sau:

Mã hiệu Mô tả Hãng sản xuất Số lượng
Canadian Solar 665wp Tấm pin năng lượng mặt trời 550Wp Canadian Solar 226 Tấm
SG110CX Bộ inverter hòa lưới 110kW – 380V và
Bộ inverter hòa lưới 50kW – 380V
SUNGROW 02 Bộ
COM100E Thiết bị giám sát SUNGROW 01 Bộ
Tủ điện Tủ điện chứa thiết bị đóng cắt và bảo vệ Việt Nam Solar 01 Hệ

5. Tính toán sản lượng

Dựa vào vị trí, phương pháp lắp đặt thì chúng ta có thể tính toán được các thông số và sản lượng bằng phần mền PVsyst của Thụy Sĩ cho năm đầu tiên và tiến hành khấu hao theo bảng phân tích hiệu quả dự án.

6. Thông số kỹ thuật các thiết bị được sử dụng trong hệ thống

6.1 Tấm pin năng lượng mặt trời

6.2 Bộ inverter hòa lưới

6.3 Tủ điện bảo vệ đóng cắt

6.4 Thiết bị đóng cắt bảo vệ

7. Hệ thống nước vệ sinh pin

Nhằm đảo bảo an toàn và tuổi thọ cao của tấm pin. Việt Nam solar thi công hệ thống tiếp địa cho tấm pin theo trục chính xuống giếng tiếp địa.
Tại các đường đỉnh mái sẽ bố trí ống dẫn nước PP-R 2 lớp chống tia UV đường kính ống Ø32 phục vụ việc vệ sinh pin.

Thiết kế bao gồm bơm nước, lấy nước từ bồn chứa của Toyota An Giang. Thông qua bơm áp 200w sẽ đẩy nước đến các vòi nước thuận tiện cho việc vệ sinh bề mặt tấm PIN

7.1 Dụng cụ và vật tư vệ sinh


Dụng cụ vệ sinh có thể là chỗi vệ sinh hoặc dùng robot chuyên dụng cho vệ sinh hệ thống năng lượng mặt trời.

Dung dịch vệ sinh tấm pin Năng lượng sử dụng các nhãn hiệu chuyên dụng. Không sử dụng nước tẩy mạnh.

7.2  Hệ thống sàn thao tác và lối đi vệ sinh.

Việc thi công đi lại trên mái tole với cường độ cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mái nên giữa các lối đi sẽ lắp đặt sàn thao tác để vận chuyển các tấm pin và di chuyển trong quá trình thi công lắp đặt. Ngoài ra, sàn thao tác để thuận tiện đi lại bảo trì, bảo dưỡng hệ thống sau này.

Hệ thống sàn bố trí tại các lối đi chính như dọc đỉnh mái và 1 lối đi từ vị trí cuối mái đến đỉnh mái.

Sử dụng sàn thao tác mạ kẽm. Sàn không đọng nước hoặc gây trơn trượt trong quá trình di chuyển.

Hình ảnh mô tả phương án lắp đặt sàn thao tác

CHAT ZALO NHẬN BÁO GIÁ